Thị trường nào cho cá tra Việt? Thị trường - Xúc tiến thương mại - 02:25 29-03-2018

Cá tra Việt Nam một lần nữa tiếp tục đối diện “hàng rào kỹ thuật bảo hộ” khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng trong việc rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về chống bán phá giá cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Căn cứ kết luận này, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 - 7,74 USD/kg. Đây là các mức thuế rất cao, tác động lớn tới xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

“Việc áp thuế chống bán phá giá từ phía Mỹ đối với các công ty xuất khẩu cá tra Việt Nam làm cho thị trường thiên lệch. Đồng nghĩa việc làm cho giá cá tra ở Mỹ cao hơn EU và Trung Quốc. Bên cạnh đó là tình trạng cạnh tranh giữa các công ty trong nước vì một số công ty thuế suất thấp xuất sang Mỹ thì có lợi còn công ty thuế suất cao không xuất khẩu được, trở nên thoái hóa. Mặt khác, vụ việc này còn ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân” - ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nhận định. Ông Dũng cũng cho rằng, đối với thuế chống bán phá giá cần có vai trò của Chính phủ, doanh nghiệp và hiệp hội không đủ sức để giải quyết vấn đề này. Qua nhiều năm, các chuyên gia nghiên cứu ngành đang băn khoăn liệu có sự đánh đổi ngành hàng cá tra để cứu các ngành hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ khác, vì tỷ lệ kim ngạch ngành hàng cá tra Việt Nam đang là một phần rất nhỏ trong kim ngạch xuất siêu sang Hoa Kỳ. Nhằm giảm nhẹ tình trạng xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ không?

Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2017 đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu, thứ hai là thị trường Mỹ. Trong đó, các khối thị trường dẫn đầu là Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Canada, Trung Đông, Nhật Bản. Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhận định: Thị trường xuất khẩu cá tra năm 2017 có sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính chiếm tỷ trọng cao là Trung Quốc và Hồng Công (chiếm 23%), Mỹ (chiếm 19,3%), EU (chiếm 11,4%). Cơ cấu tỷ trọng của thị trường xuất khẩu thay đổi theo hướng giảm ở thị trường EU; Mỹ và tăng ở thị trường mới như Trung Quốc. Cụ thể, thị trường EU chiếm tỷ trọng là 11,4% (năm 2016 là 18,22%); thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 19,3% (năm 2016 là 22,6%); Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23% (năm 2016 là 17,8%). 

Các chuyên gia cho rằng Mỹ là thị trường lớn của cá tra xuất khẩu của Việt Nam (luôn chiếm tỷ trọng khoảng 20%). Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào về hàng rào kỹ thuật, thương mại theo hướng siết chặt từ phía Mỹ cũng gây tác động cho ngành cá tra Việt Nam. “Giá cá tra đang ở mức cao nhưng thị trường xuất khẩu vẫn tiềm ẩn khó khăn, nhất là thị trường Mỹ tiếp tục áp mức thuế suất chống bán phá giá rất cao và gia tăng các hàng rào cản kỹ thuật. Trung Quốc tuy đang là thị trường dẫn đầu nhưng chính sách nhập khẩu thay đổi khôn lường” - ông Võ Đông Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), nhận định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thị trường xuất khẩu cá tra đã được đa dạng hóa, đặc biệt là thị trường mới nổi là Trung Quốc. Do vậy, sự ảnh hưởng của các công bố POR sẽ không còn ảnh hưởng nhiều đến giá cá tra. 

Hiện tại, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL ở mức ổn định, người nuôi đạt lợi nhuận cao. Khó có thể xảy ra sự biến động về diện tích nuôi. Bởi sau nhiều lần chịu cảnh thăng trầm, người nuôi và các doanh nghiệp đã liên kết khá chặt để cân đối “cung - cầu” hợp lý cho thị trường. Và cá tra Việt Nam đã khẳng định được sức sống mãnh liệt của nó. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đến khoảng 138 thị trường. Cá tra Việt Nam được Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ KH-CN xác định là 1 trong 5 mặt hàng chiến lược của nông nghiệp tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện từ 2017. Đấu tranh với việc áp giá thuế cao giống như một “hàng rào bảo hộ” của phía Mỹ đối với cá tra Việt Nam là rất cần thiết. Song việc xúc tiến sản phẩm cá tra tiêu thụ thị trường trong nước có ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng.

CAO PHONG

Bài viết liên quan

Diễn đàn “Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài” tại TP Cần Thơ ngày 08/12/2016
Hiệp hội cá Tra Việt Nam thông tin đến Quý Doanh nghiệp Diễn đàn "Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài" do Tạp chí Thuỷ sản tổ chức tại TP Cần Thơ. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 6 tháng đầu năm...
Hơn 1.400 cơ sở có chứng nhận Bap
FIS - Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố số lượng nhà máy chế biến, trang trại, trại giống và các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới  đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản thực tiễn tốt nhất (BAP) vượt mốc 1.400...
Khóa huấn luyện: Cập nhật kiến thức xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp XNK thủy hải sản
Hiệp hội cá tra Việt Nam cập nhật các thông tin mới đến Quý doanh nghiệp để chuẩn bị cho các báo cáo quyết toán năm 2018 dành riêng cho lĩnh vực thủy hải sản. Các thông tư và văn bản mới thay đổi sẽ được chuyên gia trong lĩnh vực...
CAFATEX: Cho thuê gửi Kho lạnh Thủy hải sản
THƯ NGÕ Kính gửi: Quý Hội viên VINAPA/Khách hàng Để chia sẻ phần nào khó khăn với Khách hàng trong lúc thị trường và kinh doanh có nhiều khó khăn…Công ty CAFATEX ( Hội viên VINAPA) quyết định GIẢM GIÁ cho thuê gửi kho lạnh, áp dụng giá ưu đãi đặc biệt, mức...
CAFATEX: Khởi công dự án Kho lạnh Logistic cho thuê chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu
Ngày 27/7/2022,  Công ty TNHH MTV COLD STORAGE LOGISTIC HẬU GIANG (Thành viên của công ty CAFATEX) đã động thổ khởi công Dự án Kho Lạnh LOGISTIC Cho thuê tại số km 2081,QL1, xã Tân Phú Thạnh, H. Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang. Đây là kho lạnh đầu tiên được xây dựng...
Thông tin thị trường cần nhập khẩu Thủy sản Việt Nam
Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm chức năng, công ty có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng bột Colagen từ cá (fish collagen peptide powder). 1. Công ty Nhật Bản cần mua nguyên liệu Fish Colagen Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực...

Thông tin bản đồ được tài trợ bởi WWF-VietNam