HÃY MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÁ TRA NỘI ĐỊA, MỘT THỊ PHẦN LỚN, ÍT RỦI RO Thị trường - Xúc tiến thương mại - 23:51 04-12-2018

Mặc dù con cá tra Việt Nam đã có mặt tại thị trường của hơn 140 quốc gia trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... Trong khi ở thị trường trong nước hiện nay nhiều người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà dùng cá tra.

Đó là những trăn trở của nhiều đại biểu trong buổi tọa đàm “Phát triển thị trường cá tra nội địa” do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 29-11 tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng mong muốn cải thiện thị trường cá tra nội địa qua sản phẩm thức ăn nhanh

Theo TS. Lý Thị Thanh Loan, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết, năm 2018 dự kiến xuất khẩu cá tra thu trên 2 tỉ USD. Tuy nhiên, thị trường nội địa thì hơn 10 năm nay vẫn dậm chân tại chỗ.

 TS Loan cho rằng, lí do xảy ra tình trạng này là hiện nay chúng ta chưa quan tâm đến khâu phân phối, phân khúc thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, chuỗi liên kết các khâu chế biến, phân phối, tiêu thụ chưa dồng bộ. Đặc trưng ngành thuỷ sản, đầu ra khâu trước là đầu vào khâu sau. Chỉ khi có chuỗi liên kết bền vững thì thị trường cá tra mới phát triển tốt.

Trong khi đó, bà Ngô Thị Thức, Phó Chi cục trưởng Chi cục vùng 1 TP.HCM - Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn) cho biết, mặc dù trong thời gian qua, Cục rất quan tâm thị trường cá tra trong nước, hàng năm đều có các chính sách, chương trình hỗ trợ như hội chợ, triển lãm, song hiệu quả chưa cao.

Là doanh nghiệp tham gia thị trường cá tra hơn 15 năm, ông Nguyễn Văn Đạo,  Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng (Mỹ Tho – Tiền Giang) chia sẻ :  Hiện nay công ty ông có hơn 50 mặt hàng được chế biến từ cá tra, trong khi đó chủ yếu là xuất khẩu sang Nhật và một số thị trường khó tính khác còn nội địa thì chỉ có 6 đến 7 mặt hàng được bán tại hệ thống Bách hóa xanh và mới đây là hệ thống siêu thị Co.opmart. Lý giải về vấn đề này, ông Đạo cho biết, hiện nay các doanh nghiệp thuỷ sản về cá tra hầu hết đều quan tâm xuất khẩu, ít ai ngó ngàng thị trường nội địa bởi xuất khẩu thì bán được lượng lớn, tiền về liền.

Theo ông Đạo, đi sâu vào tìm hiểu thị trường, từ thói quen tiêu dùng và văn hoá ẩm thực trong nước, ông Đạo cho rằng Việt Nam là thị trường hấp dẫn khi có dân số gần 100 triệu người. Trong đó, xu hướng giải phóng sức lao động cho phụ nữ trong việc nấu ăn, mảng thức ăn nhanh là một giải pháp để đưa các sản phẩm chế biến sâu từ cá tra. Mặc dù mở thị trường nội địa là rất khó khăn và vất vả nhưng theo ông Đạo việc mở thị trường cá tra nội địa hiện nay là vẫn chưa muộn.

Tại buổi Tọa đàm, ông Nobuyoshi Kan, Cố vấn Công ty Hot One, Công ty Ocean trading (Nhật Bản) chia sẻ, trước kia Nhật Bản cũng không thích ăn đồ chế biến sẵn, nhưng hiện giờ xu hướng đã chuyển dịch do đó đưa các sản phẩm chế biến từ cá tra trở thành fastfood là hướng đi đúng của công ty Gò Đàng.

Ông Nobuyoshi Kan (người ngồi giữa), Cố vấn Công ty Hot One, Công ty Ocean trading (Nhật Bản) chia sẻ tại buổi tọa đàm

Đại diện báo Tuổi Trẻ tặng hoa cho các diễn giả tham gia buổi tọa đàm

Theo bà Nguyễn Ngọc Diện, Quản lý cao cấp ngành hàng thực phẩm, Siêu thị Co.opmart cho biết, số lượng cá tra phân phối tại các siêu thị thuộc hệ thống siêu thị này chỉ khoảng 200 tấn/tuần, con số này là khá khiêm tốn. Khách hàng thích khám phá, thích trải nghiệm sự mới mẻ, do đó siêu thị này rất ủng hộ việc tạo ra sự đa dạng và mới mẻ trong các sản phẩm từ cá tra.

Ông Trần Thanh Phong, Phó tổng thư kí Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết, Hiệp hội sẽ cùng doanh nghiệp giúp cá tra chinh phục và phát triển ngay trên sân nhà. “Rất tiếc khi sản phẩm cá tra tốt do người Việt sản xuất tại Việt Nam, nhưng người tiêu dùng Việt lại chưa tiếp cận được”, ông Phong trăn trở.

Bà Bùi Thị Phương Dung, Giảng viên Khoa Dinh Dưỡng - Ẩm thực, Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm cho rằng, các thức ăn ngon sẽ tác động đến năm giác quan: mắt, mũi, miệng, tai, tay. Trong khi đó, các sản phẩm chế biến từ cá tra hiện nay trên thị trường trong nước chưa đủ độ hấp dẫn. “Cá tra làm ra nhiều mặt hàng đa dạng, nhưng trên thị trường chỉ có vài mặt hàng như phi lê, cắt khúc do đó các doanh nghiệp chế biến cá tra cần đa dạng hóa nhiều mặt hàng chế biến từ cá tra để giới thiệu đến người tiêu dùng trong nước. Bà Dung đề nghị : Cần thêm các hướng dẫn chế biến các món ăn từ cá tra để người tiêu dùng khám phá”.

Theo Minh Quang Tưởng

Bài viết liên quan

Diễn đàn “Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài” tại TP Cần Thơ ngày 08/12/2016
Hiệp hội cá Tra Việt Nam thông tin đến Quý Doanh nghiệp Diễn đàn "Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài" do Tạp chí Thuỷ sản tổ chức tại TP Cần Thơ. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 6 tháng đầu năm...
Hơn 1.400 cơ sở có chứng nhận Bap
FIS - Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố số lượng nhà máy chế biến, trang trại, trại giống và các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới  đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản thực tiễn tốt nhất (BAP) vượt mốc 1.400...
CAFATEX: Cho thuê gửi Kho lạnh Thủy hải sản
THƯ NGÕ Kính gửi: Quý Hội viên VINAPA/Khách hàng Để chia sẻ phần nào khó khăn với Khách hàng trong lúc thị trường và kinh doanh có nhiều khó khăn…Công ty CAFATEX ( Hội viên VINAPA) quyết định GIẢM GIÁ cho thuê gửi kho lạnh, áp dụng giá ưu đãi đặc biệt, mức...
CAFATEX: Khởi công dự án Kho lạnh Logistic cho thuê chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu
Ngày 27/7/2022,  Công ty TNHH MTV COLD STORAGE LOGISTIC HẬU GIANG (Thành viên của công ty CAFATEX) đã động thổ khởi công Dự án Kho Lạnh LOGISTIC Cho thuê tại số km 2081,QL1, xã Tân Phú Thạnh, H. Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang. Đây là kho lạnh đầu tiên được xây dựng...
Thông tin thị trường cần nhập khẩu Thủy sản Việt Nam
Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm chức năng, công ty có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng bột Colagen từ cá (fish collagen peptide powder). 1. Công ty Nhật Bản cần mua nguyên liệu Fish Colagen Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực...
EVFTA-Cam kết trong ngành thủy sản và cơ hội tại thị trường Bắc Âu
Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6-22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh,… Tình hình thương mại thủy...

Thông tin bản đồ được tài trợ bởi WWF-VietNam